HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

Tranh Phong Thủy 0943327563
Tranh Sơn Dầu 0943327563

Hình ảnh sản phẩm

Liên kết website

Các liên kết khác

Phong thủy

Áp dụng phong thuỷ trong quy hoạch, kiến trúc (phần 1, 2) [Thứ hai, 8-7-2013]

Tác giả: GS.TS.VS Nguyễn Trường Tiến
Nguồn: Vietnam Geotechnical Institute (VGI) Vgi-vn

1. Phong thuỷ là gì?

Phong thuỷ là gió và nước, song xét về thực chất là khí, là năng lượng. Sự thành tạo của vũ trụ, của mặt trời, mặt trăng, các vì sao, trái đất, con người, cỏ cây, muôn loài là từ khí, nước, gió, nắng và các loại vật chất. Con người được hiểu là một tiểu vũ trụ. Con người là phong thuỷ, là Thiên , Địa, Nhân hợp nhất. Muốn hiểu về phong thuỷ phải hiểu quy luật của trời đất và của chính con người với tâm hồn trong sáng, thánh thiện, tràn đầy tình thương yêu đúng như Cụ Khổng Tử dậy “Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích”. Sự thay đổi của nhiệt độ, của áp suất tạo nên gió, không khí lạnh biến mây thành mưa. Nước mưa rơi xuồng ngấm vào đất mẹ, tạo nên suối, sông, hồ nước và chảy ra biển cả bao la. Nước lại bốc hơi lên thành mây. Cuộc sống của mỗi một giọt nước lại bắt đầu từ khí. Theo quan niệm của dịch học và hậu thiên bát quái, quẻ Khảm (Thuỷ) tương ứng với phía Bắc của sao Bắc đẩu, Đông Bắc là quẻ Cấn (núi đồi), Đông là quẻ Chấn (Mộc), Đông Nam là quẻ Tốn (Gió), Nam là quẻ Ly (Hoả), Tây Nam là quẻ Khôn (Đất), Tây là quẻ Đoài (Hồ nước), Tây Bắc là quẻ Càn (Trời). Trung tâm của vòng tròn là Thổ. Trời có 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và 4 hướng Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc. Ngoài ra còn hai phương tương ứng với thượng (trời) và hạ (đất). Vì vậy vào năm 1554 cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói “Việt Nam sẽ thịnh vượng, thanh hương vào khoảng 2044”, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tròn 99 tuổi (9*11) và Bác Hồ tròn 153 tuổi (9*17)” . Kinh nghiệm của tổ tiên dậy rằng: “ Nhất Vận, nhì Mệnh, tam Phong Thuỷ, tứ Phúc Đức và ngũ là Tri thức ( sự hiểu biết). Cụ Nguyễn Trãi hay nói đến chữ Nhân Nghĩa, Trí Nhân và chữ Thời, Cụ Khổng Tử dậy rằng “thời vận chưa tới, mưu cầu vô ích“ . Vận mệnh của đất nước, dân tộc, tổ chức, doanh nghiệp và từng con người là một quy luật không đổi. Vì vậy chúng ta phải biết và hiểu thời vận, mệnh để ứng xử phù hợp với quy luật của vũ trụ, trời đất , cây cỏ, muôn loài... Vận , Mệnh được coi là cứng, không đổi. Phúc đức và Tri thức là phần mềm có thể tu dưỡng, tích lũy để hình thành và để lại các giá trị cho muôn đời. Phong Thuỷ nằm giữa Vận , Mệnh và Phúc đức, Tri thức đóng vai trò trung tâm, kết nối giữa phần cứng Vận Mệnh với với phần mềm Phúc Đức, Tri thức. Vì nằm ở giữa, có âm có Dương, phong thuỷ là có thể lựa chọn, thay đổi, kế thừa và nâng cao phụ thuộc vào tâm đức và sự hiểu biết của con người.
Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim và Kim lại sinh Thuỷ là tương sinh của Mệnh của 5 vật chất cơ bản. Ngũ hành tương ứng với 5 hoạt động của con người và 5 mục tiêu của dân tộc Việt Nam :
Thuỷ = Khoa học = Dân giàu.
Mộc = Kỹ thuật = Nước mạnh.
Hoả = Công nghệ = Xã hội công bằng.
Thổ = Đầu tư = Dân chủ .
Kim Thương mại = Văn minh.
Khởi thảo của các quẻ dịch là xuất phát từ các hào âm ( -- --) và Dương ( ---). Chồng các hào lên nhau thành 64 quẻ dịch. Kinh dịch được hiểu là sự dịch chuyển. Âm Dương được hiểu là trong dương có âm, trong âm có dương và mọi sự trên đời đều được quy về âm Dương. Cân bằng âm Dương là ổn định. Phát triển theo kinh dịch là bền vững, là thay đổi liên tục, đổi mới phù hợp với Vận, Mệnh, Phong Thuỷ.

Cụ Nguyễn Du có dậy “ Trăm năm tính cuộc vuông tròn, phải dò cho đến ngọn ngành lạch sông”. Có lẽ vì vậy để hiểu được phong thuỷ phải biết văn hoá Đông phương. Phải biết đạo làm người, được mô tả trên đồng tiền cổ: trời tròn, đất vuông. Nghĩa là con người phải sống tròn trịa với trời đất, tổ tiên, muôn loài, đồng thời phải chính tâm ( hình vuông ở giữa đồng itền ). Chúng ta cũng có thể gắn 12 con giáp khởi đầu là Tý (Chuột) trùng với Bắc ( Khảm Thuỷ) và quay tròn theo chiều kim đồng hồ của đồng tiền cổ : Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Như vậy trên vòng tròn của cồng chiêng và trống đồng... chúng ta đều có thể định vị được phương hướng, gắn với ngũ hành và quẻ dịch.

Nếu lấy tổng các số trong năm sinh của mình trừ đi 1 ta sẽ có số Phong Thuỷ, thí dụ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, số Phong Thuỷ sẽ là 4+1=5. Cụ Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 ( Canh Dần) có số Phong Thuỷ là 3. Người sinh năm 1891 (Tân mão) có số Phong Thuỷ là 9. Người sinh năm 1945 cũng có số Phong Thuỷ là 9. Ngườii sinh năm 2008 cũng có số Phong Thuỷ là 9. Tương ứng với số Phong Thuỷ của nam và của nữ xác định hướng tốt của từng người theo các Sao : Sinh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Người sống thường chọn hướng sinh khí để nhìn vào, hướng về, khi chết thường gối đầu vào hướng này để giúp con cháu.
Nghiên cứu năm sinh của con người và phong thuỷ trong 100 năm vừa qua có thể thấy 33% con người được sinh ra sẽ hợp với hướng tốt nhất là Tây Nam và Đông bắc 66% người còn lại được chia đều cho 6 phương ( Bắc, Nam, Đông , Tây, Tây Bắc, Đông Nam). Phong thuỷ ngày hôm nay có thể hiểu là môi trường. Phát triển bền vững được hiểu là sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Phong thuỷ đã có với con người khoảng 5000 năm.Sống phù hợp với phong thuỷ với quy luật của trời đất là giữ cho đất,nước, khí trong lành.

2. Phong thuỷ với con người.

Cách đây 2500 năm,Đức Phật Tổ là Thái tử Ân Độ bỏ cung điện đi tìm con đường giải thoát cuộc sống cho con người và muôn loài. Người nhận thức phải có sự hiểu biết (tri thức) mới có được tình yêu thương. Phải xuất phát từ tình yêu thương mới trồng được cây Phúc Đức. Sau nhiều năm tháng toạ thiền và sống cuộc đời khổ hạnh, Người mơ thấy mình gối đầu vào dãy Hymalaia (mái nhà của thế giới) tay trái chạm bờ biển Đông, tay phải chạm bờ biển Tây và chân chạm bờ biển Nam. Người đã tựa vào cây Bồ Đề, có lá hình trái tim để tu hành và trở thành Thích Ca Mầu Ni. ở Việt Nam có vua Trần Nhân Tông, vào tuổi 40 cũng bỏ triều đình, cởi áo bào đi tu ở Yên Tử và sáng lập nên Thiền Viện Trúc Lâm với các vị Thiền sư nổi tiếng, làm rạng rỡ non sông đất nước. Hiện ở chùa Lân, Yên Tử có tượng Phật, có cây khế cổ thụ mấy trăm năm tuổi và có quả cầu đá đường kính 1.6m,nặng 4.5 tấn nổi và quay trên mặt nước. Vận nước đã đến theo lời sấm Trạng Trình “bao giờ thạch nổi, mao chìm / đồng khô cạn nước, mới nên cơ đồ’. Đá nổi ở Yên Tử,dịch cúm gia cầm và hạn hán mấy năm nay đã ứng với lời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.Cũng có thể ngày xưa, vua Trần Nhân Tông đã cởi áo bào ở chùa Lân ngày nay và tựa vào cây khế (quả khế có hình sao năm cánh của ngũ hành) để thiền và ngộ. Người đã trở thành Tổ Sư của dòng tu thiền. Xuất phát từ lòng yêu thương và tri thức, Thích Ca Mầu Ni và Vua Trần Nhân Tông đều từ con người trở thành Phật. Vì vậy có thể hiểu rằng Phật là Người. Người là Phong Thuỷ như giấc mơ của Đức Phật. Phong Thuỷ được gắn liền với Long, Huyệt, Sa, Thuỷ, Hướng. Nhà phong thuỷ phải tìm mạch (Long),xem đất cát (Sa), quan sát nước chảy (thuỷ), tìm thấy Huyệt và lập Hướng. Long được hiểu là sự mạch lạc của núi, đá là xương Long. Núi (có tổ tông được gọi là Tổ Sơn) là nơi khởi nguyên mạch ( tương ứng với đầu người ). Sống lưng của núi, thế nằm của núi, nổi hay chìm, liên tục hay đứt quãng tương ứng với mỗi sao ngũ tinh và cửu tinh cho phép đánh giá mạch của núi. Sa được coi là núi nhỏ, đồi nhỏ quanh Long. Sa bên trái là Thanh Long, Sa bên phải là Bạch hổ (tương ứng với tay trái, tay phải của con người). Sa ở đằng trước la Chu tước, Sa ở đằng sau la Huyền Vũ. Thuỷ là dòng khi chảy từ long,theo sơn mạch. Thuỷ cũng như mạch máu của con người. Máu chảy từ tim đến các bộ phận cơ thể con người. Khí vào, ra con người bằng mũi, bằng da, bằng các luân xa và đặc biệt là từ đỉnh đầu (tổ sơn) và cũng đi khắp cơ thể. Đất có các huyệt, tương ứng với các huyệt của người trong Đông y. Trong một cuộc đất có thể tìm thấy một huyệt đạo quan trọng nhất, trong cơ thể con người, rốn có thể coi là tâm điểm. Nơi con người bắt đầu có sự sống. Đất có cỏ cây tương tự như con người có lông, tóc, lông mày, lông mi. Lá cây,hạt gạo, cá chép, cánh hoa sen...rất giống với đôi mắt của con người. Mắt của Người không thay đổi với thời gian và có tuyến lệ để khóc (khác với các loài động vật). Khi tìm về cội nguồn của phật giáo và loài người, mắt của con người được thờ một cách trân trọng nhất.
Từ rất xa xưa, người Việt Nam đã thờ cúng thánh thần, tổ tiên. Các làng quê Việt Nam có miếu, đền đình, cổng làng, đường làng, cây đa, giếng nước. Họ đều có quan niệm “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm / trông cho chân cứng đá mềm, trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”. Ca dao có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ba cây chụm lại giúp người Việt ăn, mặc, làm nhà và đánh giặc là cây lúa, cây dâu và cây tre. Có lẽ vì vậy dân tộc Việt Nam mềm mại, dẻo dai, khó khuất phục vì biết chắt lọc các giá trị của nhân loại, của thế giới cho cuộc sống tâm tinh của mình. Người Việt Nam có truyền thống Sơn tinh, Thuỷ tinh, Thần núi và Thần sông. Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Tản Viên, Bà Chúa Liễu Hạnh là tứ bất tử của người Việt. Dòng dõi người Việt được coi là con rồng cháu tiên, gắn liền với núi và biển. Có lẽ vì vậy người Việt Nam thích sống thanh cao, rộng mở, hiên ngang song thật giản dị, thực tế. Cụ nguyễn Trãi nói “hoa thì thường héo/cỏ thường tươi “. Cụ Nguyễn Công Trứ nói “kiếp sau xin chớ làm người / làm cây thông đứng giữa đời mà reo” Cụ Nguyễn Trường Tộ muốn có thêm một chiếc đũa để “đất làm bàn tiệc/ biển làm ly”. Phong thuỷ, con người, các gía trị văn hoá luôn gắn kết với nhau, bổ xung cho nhau, tạo nguồn cho hứng khởi, cảm xúc và động lực để yêu thương, phát triển. Vô hình và hữu hình, vật chất và tâm linh, niềm tin và danh lợi… đều có thể quy về các giá trị Âm và Dương. Hiểu con người, hiểu chính mình, biết mình là ai để hiểu phong thuỷ, hiểu trời đất, hiểu cỏ cây và muôn loài. Có lẽ vì vậy Trời được coi là Cha, Đất là Mẹ, cỏ cây là anh em, bạn hữu. Sống phù hợp với phong thuỷ là trở về với cội nguồn, với Trống Đồng, làm một người tử tế, thông thiên văn, tường địa lý, hiểu lòng người với tâm hồn trong sáng và thanh cao nhất.
Tranh phong thủy cầu thang (Thứ ba, 14-1-2014 )
Ý nghĩa của tranh phong thủy (Thứ bảy, 12-10-2013 )
TRANH PHONG THỦY
Điện thoại liên hệ : 0943327563

ĐC 65 Nguyễn Thái Học - Hoàn Kiếm Hà Nội
Email: phongthuynguoiviet@gmail.com

Bản quyền thuộc về tranhphongthuy.vn.