HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

Tranh Phong Thủy 0943327563
Tranh Sơn Dầu 0943327563

Hình ảnh sản phẩm

Liên kết website

Các liên kết khác

Văn hiến lạc việt

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần II [Thứ hai, 26-9-2011]

 Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản văn hóa thông tin
Chăn trâu
Tranh dân gian Đông Hồ 
Bức tranh miêu tả hình ảnh một chú bé ngồi đè lên những bông sen trên lưng trâu, đang say sưa thả hồn theo tiếng sáo. Con trâu (không hề có sự ràng buộc của dây vàm) ngóc đầu lên như muốn đồng cảm với con người. Trên đầu chú bé là một chiếc lá sen được cường điệu lớn hơn bình thường (so với tương quan tỷ lệ thực) nhưng vẫn rất hài hòa cân đối. Trong bức tranh này, chúng ta cũng có thể tìm thấy những ý tưởng trí tuệ và nhân bản. Sự an bình của cuộc sống toát ra từ hình tượng của bức tranh, chính là tính nhân bản của bức tranh này. Bạn đọc có thể tìm thấy trong bức tranh này một nội dung mang tính minh triết của Phật giáo: tính phá chấp (ngồi đè lên bông sen), sự chế ngự bản ngã (cưỡi trâu) và sự hoà nhập chân tính của con người với thiên nhiên. Nhưng từ một góc độ khác, người viết cho rằng bức tranh “Chăn trâu” không xuất phát từ ý tưởng Phật giáo, mà mang một giá trị minh triết từ nền văn minh Lạc Việt. Hình tượng chiếc lá sen che trên đầu chú bé giống hình tượng của cây nêu: biểu tượng của Thái cực. Đó là sự vươn lên dẫn tới hoà nhập hoàn toàn với thiên nhiên; tức là đạt tới bản thể của Tạo hoá. Lời chú thích lưu truyền trong dân gian của bức tranh minh hoạ cho ý tưởng này:“Thiên thanh lộng suy địch”; tức là “Trời xanh trong tiếng sáo”. Khi tâm hồn con người thanh thản, vô tư như trẻ nhỏ buông trong tiếng sáo thì bao trùm cả trời xanh, hòa nhập trong vũ trụ. Hình tượng thoát tục của bức tranh này gần gũi với nhân sinh quan Đạo giáo. Nhưng phải chăng tính minh triết Phật học có sự gần gũi với tính minh triết trong xã hội Lạc Việt cổ, nên có thể có sự giải thích riêng cho cùng một hình tượng nghệ thuật?
TRANH PHONG THỦY
Điện thoại liên hệ : 0943327563

ĐC 65 Nguyễn Thái Học - Hoàn Kiếm Hà Nội
Email: phongthuynguoiviet@gmail.com

Bản quyền thuộc về tranhphongthuy.vn.