HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

Tranh Phong Thủy 0943327563
Tranh Sơn Dầu 0943327563

Hình ảnh sản phẩm

Liên kết website

Các liên kết khác

Văn hiến lạc việt

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I - 7 [Thứ hai, 26-9-2011]

 Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản văn hóa thông tin 
Đại Cát
Tranh dân gian Đông Hồ
Có lẽ không ít người trong chúng ta đã biết đến một số phương pháp dự báo tương lai, mà ngôn ngữ dân gian gọi nôm là xem bói. Một trong những phương pháp bói cổ xưa và khá phổ biến là bói bằng mai rùa, bằng chân gà. Nhưng bản văn cổ nhất của nền văn minh Đông phương nói đến bói toán lại liên quan đến hình ảnh con gà. Đó chính là trù thứ 7 trong Hồng phạm cửu trù. Trù này có tên là Kê Nghi, có nghĩa là hỏi gà. Trong các nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại còn di sản lưu truyền đến ngày hôm nay, như Ai cập, Ấn Độ, Hy Lạp và phương Đông… đều tồn tại những phương pháp bói toán. Nhưng chỉ có nền văn hóa phương Đông có hẳn một phương pháp luận cho các phương pháp bói toán này. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại thì từ “bói” gọi nôm na dân dã ấy, có thể gọi là “khả năng dự báo”, “dự đoán”. Trong quá trình phát triển của nền khoa học hiện đại, bắt đầu từ nhận thức thực chứng, thực nghiệm ngày nay trở thành khoa học lý thuyết. Một thí dụ cho vấn đề này là lý thuyết tuần hoàn hóa học của Mendeleev. Trong tự nhiên, không thể kiế m đâu ra những nguyên tố hoá học được sắp xếp theo bảng tuần hoàn của nhà bác học vĩ đại này. Lý thuyết này đã giải thích được hầu hết những hiện tượng liên quan đến các nguyên tố hóa học. Đặc biệt là nó có khả năng dự báo những nguyên tố sẽ xuất hiện hoặc có khả năng xuất hiện. Hoặc như thuyết lục địa trôi, thuyết tiến hóa của Dacuyn... Chính những lý thuyết này đã chứng tỏ được sự nhận thức của con người, trong việc khám phá những qui luật của tự nhiên. Nền khoa học hiện đại – bao gồm tất cả mọi ngành khoa học – đã thừa nhận một tiêu chí khoa học là: “Một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó có khả năng lý giải hầu hết những vấn đề liên quan đến nó”. Và tất nhiên lý thuyết đó phải có khả năng dự báo. Như vậy, xuất phát từ cái nhìn của nền khoa học hiện đại, thì khả năng dự báo chỉ có thể có được sau khi hình thành một lý thuyết. Trở lại với vấn đề bói toán của nền văn minh phương Đông với một phương pháp luận cho nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thuyết Âm Dương Ngũ hành đang tồn tại trên thực tế và hầu hết đều cho rằng có xuất xứ từ văn minh Hoa Hạ. Nhưng cũng cho đến ngày hôm nay – khi bạn đang xem cuốn sách này – không ai chứng minh được sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua các văn bản chữ Hán; từ những văn bản cổ nhất trải hàng thiên niên kỷ, cho đến cuốn sách mới xuất bản và phát hành ngày hôm qua. Như vậy sự dự báo của thuyết Âm Dương Ngũ hành lại có trước sự hình thành lý thuyết. Đây là sự phi lý ít nhất theo cái nhìn của nền khoa học hiện đại. Điều này đã chứng tỏ rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành đã hoàn chỉnh và tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương và tất nhiên, nó không thể thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Không thể có một sự chứng minh nào hợp lý hơn là: nền văn minh Lạc Việt chính là chủ nhân đích thực của học thuyết này. Trong cuốn sách này, cũng như tất cả các cuốn sách cùng tác giả, người viết không có ý định chứng minh tính khoa học hoặc phi khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bạn đọc có thể cho rằng đây là một hiện tượng mê tín dị đoan không đáng để ý; hoặc cũng có thể cho rằng đây là một học thuyết có cơ sở khoa học, có khả năng ứng dụng trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Với cả hai quan niệm này, vì kiến thức có hạn, người viết đều chưa thể có ý kiến của mình. Nhưng trong khả năng có hạn, người viết chỉ nhằm chứng minh tính hợp lý cho những hiện tượng liên quan đến nó, nhằm minh chứng cho nền văn hiến trải hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Bởi vì sự tồn tại và phổ biến của một học thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh và hợp lý với chính nó – cho dù đúng hay sai – sẽ chứng tỏ một xã hội phát triển và tồn tại lâu dài với một nền văn minh rực rỡ trong những mối quan hệ xã hội của nền văn minh đó.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng. Thậm chí trong tín ngưỡng dân gian với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng; ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.
Hình tượng con Gà trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có một hiện tượng rất đáng chú ý. Đó là giá chầu “Cô Chín”, theo truyền thuyết đây là vị thần chuyên phụ trách bói toán. Như vậy, hình tượng con gà trong tranh dân gian Việt Nam và con gà trong tín ngưỡng thờ Thánh, cùng có chung một cội nguồn văn hóa Lạc Việt và gắn liền với việc “bói toán”. Như đã trình bày ở phần trên, hình tượng con gà dùng vào việc bói toán xưa nhất theo bản văn cổ chữ Hán là Hồng phạm cửu trù. Nhưng sử dụng hình ảnh con gà như là một biểu tượng của sự bói toán lại phổ biến trong tín ngưỡng dân gian và trong di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này là một sự minh chứng rõ nét, bổ sung cho quan niệm rằng: Hồng Phạm cửu trù được nhắc tới trong Kinh Thư, chính là một di sản văn hóa của người Lạc Việt và là bản hiến pháp cổ nhất của nước Văn Lang, cội nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 năm của nước Việt Nam hiện nay (*). Hình tượng “con Gà” trong văn hóa dân gian Việt Nam, chính là sự bảo chứng cho quan niệm này.
* Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, Nxb VHTT 2002.
TRANH PHONG THỦY
Điện thoại liên hệ : 0943327563

ĐC 65 Nguyễn Thái Học - Hoàn Kiếm Hà Nội
Email: phongthuynguoiviet@gmail.com

Bản quyền thuộc về tranhphongthuy.vn.