HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

Tranh Phong Thủy 0943327563
Tranh Sơn Dầu 0943327563

Hình ảnh sản phẩm

Liên kết website

Các liên kết khác

Văn hiến lạc việt

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I - 6 [Thứ hai, 26-9-2011]

 Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản văn hóa thông tin

Chọi trâu
Tranh dân gian Đông Hồ
Nếu hiểu theo nghĩa trực tiếp và gần gũi là trâu của xã Đông và xã Tống chọi nhau. Với cách hiểu này thì hai cái bảng trên bức tranh và dòng chữ “Hội chí lầu” sẽ là chi tiết thừa. Người ta chỉ cần thể hiện lá cờ biểu tượng cho lễ hội và hai con trâu là đủ. Xã Đông và xã Đoài, thôn Thượng và thôn Hạ, tổng Bắc và tổng Nam cũng có thể đem trâu chọi thi vậy? Nhưng những chi tiết này sẽ không thừa một chút nào, nếu chúng ta đặt vấn đề về nội dung sâu xa của bức tranh này. Giá trị của hình ảnh hai tấm bảng và lá cờ chính là tính hướng dẫn để tìm hiểu nội dung đích thực của nó.
Chính chữ “xã” trên bức tranh có bộ “thổ” nghĩa là “đất”; chữ “lầu” là nhà cửa; chữ “chí” trên lá cờ có nghĩa là sự cản trở, sự khó khăn phải vượt qua; chữ “hội” nghĩa là sự tập trung cho một vấn đề, mục đích…. Hình tượng con trâu – trong kinh Dịch là quái Khôn (tức Địa – đất), Thuyết quái viết: “Khôn vi địa,… vi tử mẫu NGƯU…”. Từ những ý nghĩa trên cho chúng ta một ý nghĩa gần gũi và liên hệ đến thuật Phong thủy Đông phương. Vì vậy, có thể hiểu rằng: hai tấm bảng và lá cờ trên muốn nói tới tính chất đối nghịch của Đông trạch và Tây trạch trong thuật Phong thủy (qua hình tượng hai con trâu chọi nhau). Theo quan niệm của thuật Phong thủy thì địa bàn chia làm tám hướng; trong đó có 4 hướng thuộc Đông trạch và 4 hướng thuộc Tây trạch. Tên gọi đủ của khái niệm này là: Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Nếu mọi chuyện chỉ dừng ở đây thì bức tranh này về nội dung sẽ không hơn một cuốn sách dạy về thuật phong thủy Đông phương phổ biến trên khắp thế giới, những ai có tìm hiểu về thuật Phong thủy đều biết điều này.
Trước khi trình bày nhận xét riêng của mình về nội dung sâu xa của bức tranh, bạn đọc xem hình dưới đây miêu tả đồ hình Hậu thiên Bát quái liên hệ với Lạc thư, diễn tả vị trí Đông tứ trạch và Tây tứ trạch theo quan niệm của thuật Phong thủy từ những bản văn cổ chữ Hán như sau:
Qua hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
“Đông tứ trạch” – màu đỏ – theo cổ thư chữ Hán gồm: Hướng chính Bắc (Quái Khảm); hướng chính Đông (Quái Chấn); Hướng Đông Nam (Quái Tốn); hướng chính Nam (quái Ly). 
“Tây tứ trạch” – màu đen – theo cổ thư chữ Hán gồm: Hướng Tây Nam (quái Khôn), hướng chính Tây (quái Đoài); hướng Tây Bắc (quái Càn); hướng Đông Bắc (quái Cấn).
Theo thuật Phong thủy năm sinh của mỗi người ứng với một cung trong Bát quái Hậu thiên và chia làm Đông & Tây tứ trạch. Hướng tốt của người Đông trạch là hướng xấu của người Tây trạch và ngược lại. Hay nói một cách khác: Đông trạch và Tây trạch đối chọi nhau.
Bây giờ chúng ta xét đến bức tranh “Chọi Trâu” nói trên. Trên mình hai con trâu này tổng cộng 9 vòng xoắn, một con có 4 vòng xoắn, một con có 5 vòng xoắn. Đây chính là độ số của hành Kim trên Hà đồ (Độ số 4 và 9). Trên mình con trâu 5 vòng xoắn có chữ Sơn, tức là núi – tượng của quái Cấn – trong kinh Dịch. Như vậy, hai con trâu chọi nhau ngoài biểu tượng của sự xung khắc giữa Đông và Tây trạch, còn là sự đối xứng (đối chọi) của quái Tốn () và quái Cấn ( ). Hành Kim thuộc Dương, theo qui tắc Dương trừ (5), Âm cộng (5) đã trình bày trong mục tranh “Đàn Lợn”. Theo đồ hình trình bày ở trên từ cổ thư chữ Hán (Hậu thiên bát quái liên quan đến Lạc thư) thì quái Tốn – độ số 4 thuộc hành Kim trên Lạc Thư , nhưng quái Đoài – trong kinh Dịch cũng thuộc Kim – lại có độ số 7 trên Lạc thư. Nếu bây giờ ta đổi chỗ quái Tốn sang quái Khôn trong Hậu thiên Bát quái từ cổ thư chữ Hán, và đặt lên Hà đồ thì sẽ hoàn toàn thỏa mãn những yếu tố mà bức tranh “Chọi trâu” đề cập đến theo nhận xét của người viết. Bạn đọc xem đồ hình trình bày dưới đây:

Hà đồ Hậu Thiên và Bát Quái nguyên thủy
bổ xung Đông & Tây trạch
Qua đồ hình trên, bạn đọc cũng thấy mọi yếu tố đã giải mã trong bức tranh “Chọi Trâu” đều thỏa mãn:
@ Quái Tốn độ số 4 nằm ở hành Kim, vẫn thuộc Đông tứ trạch đối chọi với Tây tứ trạch là quái Đoài (thuộc Kim trong kinh Dịch) độ số 9. Đây là tổng độ số vòng xoắn trên mình hai con trâu.
@ Quái Cấn (chữ sơn) thuộc Tây tứ trạch đối chọi (đối xứng) với quái Tốn thuộc Đông tứ trạch.
Trong bức tranh này có một chi tiết cũng rất đáng lưu ý. Đó là tại sao hai con trâu lại chỉ có 3 cái sừng. Người viết xin được tạm trình bày ba cách giải thích sau đây:

1) Ba cái sừng tức là tam giác. Phải chăng, khi đổi chỗ hai quái Tốn và Khôn và kết hợp các quái điên đảo dịch sẽ tạo ra được 2 tam giác như sau:
2) Trong kinh Dịch – thuyết quái viết “ Khôn vi địa, vi mẫu, vi lận tường, vi quân, vi tử mẫu ngưu, vi đại dư, vi văn, vi chúng, vi nạp, kỳ dư địa dã, vi hắc”. Chữ “Ngưu” trong một số bản văn tiếng Việt dịch là “Bò”. Nhưng chữ “Ngưu” dịch ra tiếng Việt còn có nghĩa là “Trâu”. Như vậy, quái Khôn liên quan đến con trâu và ba cái sừng ở phía trên đầu hai con trâu, phải chăng là chỉ quái Chấn độ số 3 phải ở trên quái Khôn?

3) Ba cái sừng là bố cục chặt chẽ nhất trong phần giữa của bức tranh. Nếu thêm cái sừng thứ tư vào sẽ bị thừa? 
Người viết tự nhận thấy cả ba nhận xét trên đều chưa rốt ráo, rất mong sự minh xét của các bậc trí giả quan tâm.
Hiện nay còn có một dị bản của tranh “Chọi trâu” mà người viết sưu tầm và trình bày với bạn sau đây. Mặc dù về hình thức tương đối giống nhau, nhưng vì chỉ thể hiện đơn thuần một cảnh chọi trâu, cho nên bức tranh này không nói lên điều gì. Hiện tượng này cho thấy sự tam sao thất bản trải qua hàng thiên niên kỷ cho những di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, với phong cách thể hiện gần giống nhau và không giống với phong cách thể hiện tranh dân gian hiện đại cũng cho thấy cả hai đã tồn tại từ thời rất xa xưa.
Phụ lục
Sự đối xứng của quái Cấn và Tốn trong bức tranh trên, còn phù hợp với hai câu đối lưu truyền trong dân gian Việt Nam (cả hai câu đối này đều ở trong truyện dân gian Việt Nam, không rõ tác giả) mà chắc nhiều người cũng biết. Đó là câu đối:
1) Lợn CẤN ăn cám TỐN & Chó KHÔN chớ cắn CÀN.
2) Chồng phương Đông, vợ phương Tây, hòa hợp cùng nhau, đừng lòng Nam Bắc & Trai phương CẤN, gái phương TỐN, chớ nên cãi lộn, trái đạo CÀN KHÔN.
Nếu theo cổ thư chữ Hán thì các phương vị của câu đối thứ nhất theo Hậu thiên Bát quái sẽ sắp xếp như sau:
Câu đối 1
Câu đối 2
Nếu theo phương vị đã hiệu chỉnh hai quái Tốn & Khôn thì phương vị của câu đối 1 sẽ sắp xếp như sau:
Câu đối 2 theo Hậu thiên Bát quái nguyên thủy đã hiệu chỉnh vị trí hai quái Tốn & Khôn sắp xếp như sau:
Như vậy, với sự hiệu chỉnh phương vị, câu đối sẽ rất hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ rằng: Sự thay đổi vị trí Tốn Khôn từ văn minh Lạc Việt, là một sự thay đổi hợp lý từ căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái, xuyên suốt cho đến tận những chi tiết trong sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây là một hiện tượng khẳng định nền văn minh Lạc Việt chính là cội nguồn văn hóa Đông phương. Chỉ có nền văn minh Lạc Việt và hậu duệ của nó là dân tộc Việt Nam hiện nay, mới có khả năng phục hồi lại một cách hoàn chỉnh một học thuyết lớn đã tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.
TRANH PHONG THỦY
Điện thoại liên hệ : 0943327563

ĐC 65 Nguyễn Thái Học - Hoàn Kiếm Hà Nội
Email: phongthuynguoiviet@gmail.com

Bản quyền thuộc về tranhphongthuy.vn.