HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

Tranh Phong Thủy 0943327563
Tranh Sơn Dầu 0943327563

Hình ảnh sản phẩm

Liên kết website

Các liên kết khác

Phong thủy

Áp dụng phong thuỷ trong quy hoạch, kiến trúc (phần 3) [Thứ hai, 8-7-2013]

Tác giả: GS.TS.VS Nguyễn Trường Tiến
Nguồn: Vietnam Geotechnical Institute (VGI) Vgi-vn
Phong thuỷ với kiến trúc Quy hoạch và Xây dựngVăn minh của nhân loại đều phát triển dọc theo các dòng sông và bờ biển, gần với hồ nước. Sông được coi là con đường của Thiên tạo cho con người. Vì vậy nên học sông để làm đường. Con đường là nhân tạo. Cầu là nối hai bờ của một dòng sông (giao hoà giữa hai con đường Âm Dương) vì vậy phải được bố trí hợp lý. Kinh thành của các triều đại phong kiến thường toạ Bắc hướng Nam để các bậc Thiên tử cai quản bách tính...
Đông Tây được coi là hướng của Thần Thánh. Các vị thần linh lên cùng mặt trời ở phía Đông và hạ xuống ở phía Tây. Thánh địa Mỹ Sơn của Việt Nam được quy hoạch với các cửa vào Đông Tây. Hà Nội được coi là thủ đô của Việt Nam từ 1010. Thành phố bao bọc bởi các dòng sông Hồng, sông Tô lịch, sông Nhuệ, sông Đáy và nhiều hồ nước. Thật là một nơi tụ thuỷ. Các cuộc đất có sông suối bao quanh đều địa linh nhân kiệt. Nơi hội tụ của các con sông đều là đất lành chim đậu. Lịch sử 1000 năm của Thủ đô Hà Nội chứng tỏ, cứ lúc nào Hà Nội là thủ đô, thì Việt Nam độc lập và giữ được nước. Dòng sông Tô Lịch, Hồ Tây vốn gắn với sông Hồng, Các dãy núi ở phía tây chạy từ Tây Bắc của đất nước về đến Thanh Nghệ Tĩnh hình thành nhánh Bạch Hổ. Các dãy núi chạy tử Bắc xuống Đông bắc, Đông Triều, Yên tử, Quảng Ninh là Thanh long của Hà Nội. Long mạch của Hà Nội, khí thiêng của đất nước phụ thuộc vào Thanh Long và Bạch Hổ. Dòng sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam, tương tự dòng sông Cửu Long. Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam là các hướng gió chính của Việt Nam. Vì vậy trong quy hoạch cần tận dụng các hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây Nam - Đông Bắc. Tây Nam là vị trí của các nước Singapore, Malaixia, Thái Lan, Đông Bắc là vị trí cuả Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc. Đây là trục kinh tế năng động nhất của Châu á và của thế giới trong tương lai.
Bản đồ Việt nam hình chữ S dương, có chữ S âm, đối xứng hoàn toàn, ta sẽ có hình đất nước là số 8. Được hình thành bởi hai quả trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, Đồng thời là số 8 của Phật giáo: bát đạo, bát nhã, 8 cánh hoa sen, 8 hướng... Nếu lấy tâm số 8 là thành phố Huế để vẽ một vòng tròn tiệm cận với Mục Nam Quan và Mũi Cà Mau ta sẽ có hình bát quái của văn hoá Đông phương. Hai mắt cá Âm Dương sẽ tương ứng với thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy chắc chắn Hà Nội mãi mãi là trung tâm chính trị , văn hoá và TP Hồ Chí Minh phải là trung tâm kinh tế của cả nước.
Trong một dự án quy hoạch bao giờ cũng cần xác định hướng chính của dự án. Tốt nhất dự án nên tựa vào núi cao, đồi lớn (không nhất thiết phải nhìn thấy) hoặc nhà cao tầng thay cho núi non. Dự án có thể hướng về vùng đất bằng phẳng, có sông hồ, hai bên có thanh long, bạch hồ. Đối xứng được là tốt nhất. Các đường vào của dự án có thể lựa chọn trùng với hướng Đông Nam– Tây Bắc, Đông Bắc – Tây Nam. Nếu dự án có sông nước bao quanh là lý tưởng như bản đồ huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng nơi đã sinh ra cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hình dạng của huyện Vĩnh Bảo giống một con chim Lạc Hồng khổng lồ, rất giống bản đồ sơ bộ quy hoạch Nghĩa trang Khoang Diệu tại Hoà Bình. Trục tâm linh của Nghĩa Trang Khoang Diệu là đường thẳng nối đỉnh núi Viên Nam (Vua Bà) với đỉnh núi Tản Viên. Nếu kéo dài trục này, sẽ gặp đỉnh núi K9 (Đá Chông, U Rồng) của Bác Hồ và nằm trên trục Đông Nam Tây Bắc, trùng với mệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1802 vua Gia Long lên ngôi và đã chọn kinh thành Huế theo hướng toạ Tây Bắc, hướng Đông Nam vì sự có mặt của dòng sông Hương, núi Ngự Bình và các Thanh Long Bạch Hổ trên dòng sông. Các kinh thành xưa thường có hào nước bao bọc, có thể là hình tròn hay hình bát quái tương ứng với 8 phương vị. Các dự án quy hoạch đều cần có tâm điểm (rốn của dự án) nơi tụ linh, tụ thuỷ để có thể hấp thụ được khí linh thiêng của trời đất và mang lại sự an lành cho con người. Trong quy hoạch dự án công viên nghĩa trang Khoang Diệu đã có ý tưởng xây dựng đàn Nam Giao và tháp chuông thờ Trống Đồng. Vì theo lời dậy của Cụ Khổng Tử, là ở đời có 3 việc phải lo “lo ăn cho người sống, lo tang và tế lễ”. Trong một dự án quy hoạch và kiến trúc không nên chỉ dùng các đường thẳng. Cần phải có các đường cong. Vì thẳng được coi là dương, cong được coi là âm. Như đã phân tích ở đặc tính của người Việt Nam là giống cây lúa, cây dâu, cây tre vì vậy cần sự mềm mại , dẻo dai và cân bằng âm dương.
Trong một đô thị mới rất cần có hồ nước “Nước chảy chỗ trũng” linh khí và năng lượng của trời đất có cơ hội tụ tập về hồ làm môi trường thân thiện hơn với con người. Hà Nội đẹp bởi có Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu,, hồ Ngọc Khánh, Thành Công, Voi phục... Hồ Hoàn Kiếm là tâm điểm của Hà Nội, có các Cụ Rùa sống hàng trăm năm gắn với truyền thuyết cho Lê Lợi mượn gươm quý. Sau khi vua Gia Long rời kinh đô về Huế, TS Vũ Tông Phan và sỹ phu Bắc Hà đã tụ họp về Đền Ngọc Sơn và xây dựng trường học tại trụ sở báo Nhân dân ngày nay. Nếu nối tâm hồ Hoàn Kiếm với tâm Hồ Tây chúng ta sẽ có trục Đông Nam - Tây Bắc. Tây Bắc được coi là cội nguồn của dân tộc. Hồ Hoàn Kiếm trở thành trung tâm của Hà Nội, là một điểm thiêng liêng. Có lẽ vì vậy mà cây ven hồ cứ muốn cúi rạp xuống nước để tận hưởng khí an lành, mọi người cứ muốn đến Hồ Hoàn Kiếm đi dạo và tìm kiếm sự an lành. Nơi đây còn có Tháp Bút và Nghiên mực của kẻ sĩ Bắc Hà để viết lên trời xanh.
Trong lịch sử Việt Nam, thần Kim Quy đã từng giúp Việt Nam xây dựng thành Cổ Loa và đánh giặc Minh. Truyền thuyết kể rằng , khi người Việt hỏi phải làm nhà như thế nào, Thần đã đứng trên chân của mình và nói cứ trông ta mà làm. Có lẽ vì vậy Người Việt cổ thường ở nhà sàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thích ở nhà sàn. Nhà sàn là một kiến trúc độc đáo vì có thể đón gió từ 10 phương. Có khả năng thông thoáng tốt nhất. Xây dựng nhà trên cọc cho phép không phải san ủi đất để tạo mặt bằng và tránh làm hỏng long mạch tự nhiên. Nhà ở trên cọc nên là giải pháp được chọn lựa để xây dựng các công trình ở vùng ngập lụt, lũ quét, gió bão vì giảm thiểu lực tác dụng lên công trình.
Đường nét các công trình xây dựng nên có các đường cong, nếu có thể làm các ô cửa số hình tròn như Trống Đồng Ngọc Lũ. Vật liệu xây dựng công trình, trang trí công trình có đủ ngũ hành. Tuy vậy bể nước và bếp không nên gần nhau. Cây cảnh, hòn non bộ, bể cá, chuông gió, tranh đá quý, đồng tiền cổ, lò sưởi, giếng trời, đài phun nước... đều có thể sử dụng để có sức khoẻ tốt và đón khí trong lành.
Kích thước công trình, chiều cao công trình, số tầng nhà, kích thước cửa, hướng nhà có thể lựa chọn tuỳ theo số phong thuỷ và thước lô ban của mỗi người (từ đầu xương khuỷu tay đến mắt cá bàn tay). Các số 1,3,5,7,9 là số dương, các số 2,4,6,8 là số Âm. Từng số tự nhiên đều có ý nghĩa. Số 1 và 9 là nhất dương, số 2 là âm dương, số 3 là thiên địa nhân, số 4 là bốn phương, 4 mùa, 4 đức, số 5 là ngũ hành, số 6 là bậc cao nhất của quẻ dịch. Số 7 là số của chúa, là 7 ngày trong tuần, 7 bậc Thiên đàng, là số của Nho giáo, số 8 là số của Phật. Số 9 là số của người Việt Nam. Vận con người, đất nước cũng theo số 9. Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên là 9 *20 =180 năm. Chúng ta đang ở vận 8, khởi đầu từ 2004 kết thúc 2023 và vận 9 từ 2024 đến 2043. Trong 1000 năm qua cứ đến vận 8 và vận 9 thì Việt Nam lại thịnh vượng , thanh hương. Các số tự nhiên là phản ánh khách quan quy luật của tự nhiên, của toán học, triết học, tâm linh học và nên được nghiên cứu kỹ để áp dụng trong quy hoạch kiến trúc, xây dựng và cuộc sống của con người.. Mọi vật có thể đổi thay, song Quy luật là bất biến. Các ngôi chùa của Myama, Lào, Thái Lan... thường được thiết kế theo hình bát giác, hoặc tròn. Tượng Phật hướng về 4 hướng : Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc. Bốn hướng Bắc, Nam, Đông, Tây thường là cột. Có lẽ vì vậy Phật và Người là một. Mái các ngôi chùa thường cong để “mái chùa che chở hồn dân tộc/ ngàn năm sống mãi với tổ tông”. Câu đối đó làm chúng ta nhớ đến câu tục ngữ ”Âm phù , Dương trợ”.
Chúng ta có thể học nhiều lắm từ các công trình kiến trúc cổ để kết hợp giữa văn hoá Đông phương và văn minh phương Tây đồng thời phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam.
Việc lựa chọn địa điểm để quy hoạch một dự án và xây dựng một công trình nên xuất phát từ khoa học phong thuỷ và điều kiện kỹ thuật của đất nền. Chi phí nền móng có thể chiếm đến 40% giá trị xây lắp và 70% công trình bị hư hỏng do nguyên nhân nền móng. Về nguyên tắc một cuộc đất tốt phải có đất, nước, khí tốt. Có không khí trong lành, cây cỏ xanh tươi, đa dạng sinh vật và tạo nên sự an lành, sảng khoái. Khoa học phong thuỷ bao hàm cả những vật không thể nhìn thấy được và cả những phạm trù chỉ cảm nhận được bằng trực giác, trên cơ sở của quan sát, suy ngẫm và kết luận trên cơ sở của biện chứng.
Việc lựa chọn màu sắc cho công trình, cho vật dụng trong nhà và cho từng người cũng là một phạm trù của Phong thuỷ, vận mệnh và ngũ hành. Thuỷ xanh đen, Mộc màu xanh, Hỏa màu đỏ,Thổ màu vàng, Kim màu trắng.
Tranh phong thủy cầu thang (Thứ ba, 14-1-2014 )
Ý nghĩa của tranh phong thủy (Thứ bảy, 12-10-2013 )
TRANH PHONG THỦY
Điện thoại liên hệ : 0943327563

ĐC 65 Nguyễn Thái Học - Hoàn Kiếm Hà Nội
Email: phongthuynguoiviet@gmail.com

Bản quyền thuộc về tranhphongthuy.vn.